Hội thoại tranh luận Luận_cứ

Các luận cứ như đã bàn ở các đoạn trên là luận cứ tĩnh, như các luận cứ mà người ta có thể tìm thấy trong một cuốn sách giáo trình hay một bài báo khoa học. Các luận cứ này có nhiệm vụ là một ghi nhớ được xuất bản về sự minh giải cho một khẳng định. Luận cứ còn có thể có tính chất tương tác, trong đó người đề xuất và người đàm thoại có một mối quan hệ đối xứng hơn. Các tiền đề được thảo luận, tính hiệu lực của các suy luận trung gian cũng vậy. Ví dụ, xét đoạn đối thoại sau::

Luận cứ: "Không có người Scotland nào ăn cháo với đường."Trả lời: "Nhưng anh bạn Angus của tôi thích ăn cháo với đường."Bác bỏ: "À phải, nhưng không có một người Scotland thực thụ nào lại ăn cháo với đường."

Trong đoạn hội thoại này, trước tiên, người đề xuất đưa ra một tiền đề, tiền đề bị thách thức bởi người đàm thoại, và cuối cùng, người đề xuất đưa ra một sự sửa đổi đối với tiền đề. Cuộc trao đổi này có thể là một phần của một cuộc thảo luận lớn hơn, chẳng hạn trong một vụ xử án giết người, trong đó bị cáo là một người Scotland, và trước đó người ta đã khẳng định rằng thủ phạm đang ăn cháo đường khi thực hiện vụ giết người.

Trong một hội thoại tranh luận, các quy tắc tương tác có thể được thương lượng bởi các bên tham gia đối thoại, tuy trong nhiều trường hợp, các quy tắc đã được quyết định sẵn bởi thông lệ xã hội. Trong trường hợp đối xứng nhất, hội thoại tranh luận có thể được xem là một quá trình phát hiện nhiều hơn một cách biện minh cho một kết luận. Về lý tưởng, mục đích của hội thoại tranh luận là để cho các thành viên đi đến một kết luận chung bởi các suy luận cùng được chấp nhận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tính hiệu lực của các kết luận chỉ là thứ cấp. Chẳng hạn, thay vì đi đến một kết luận chung, mục đích thực sự của một cuộc đối thoại lại là sự giải phóng cảm xúc, ghi điểm trước người nghe, làm mòn sức một đối thủ hoặc hạ thấp giá bán một thứ hàng hóa. Walton phân biệt các loại hội thoại tranh luận sau, chúng minh họa cho các mục đích kể trên.

  • Cãi nhau cá nhân.
  • Tranh tụng.
  • Đối thoại với mục đích thuyết phục.
  • Mặc cả.
  • Hành động nhằm tìm kiếm đối thoại.
  • Đối thoại giáo dục.

Van Eemeren và Grootendorst xác định các giai đoạn khác nhau của đối thoại tranh luận. Các giai đoạn này có thể được coi là một giao thức luận cứ. Diễn dải một cách nôm na, các giai đoạn đó như sau:

  • Đối chất: Trình bày vấn đề, chẳng hạn một câu hỏi tranh luận hay một bất đồng chính trị
  • Mở đầu: Thống nhất về các quy tắc, chẳng hạn các dẫn chứng được trình bày như thế nào, những nguồn sự kiện nào được sử dụng, xử lý các cách hiểu trái chiều bằng cách nào, xác định các điều kiện kết thúc.
  • Tranh luận: Áp dụng các nguyên tắc lôgic theo các quy tắc đã thống nhất ở trên.
  • Kết thúc: Tranh luận kết thúc khi các điều kiện kết thúc đã được thỏa mãn. Trong các điều kiện đó có thể có một giới hạn về thời gian hay sự phán quyết của một trọng tài.

Van Eemeren và Grootendorst còn đưa ra một danh sách chi tiết về các quy tắc phải được áp dụng tại mỗi giai đoạn của giao thức. Hơn nữa, theo tranh luận của các tác giả này, có các vai trò cụ thể của người ủng hộ và người phản đối trong giao thức, các vai trò này được quyết định bởi các điều kiện tạo nên nhu cầu cho luận cứ.